1
Bạn cần hỗ trợ?
So sánh sản phẩm

Nguồn gốc và ứng dụng của lụa tơ tằm

Nguồn gốc và ứng dụng của lụa tơ tằm

Nguồn gốc và ứng dụng của lụa tơ tằm

1. Nguồn gốc.
Lụa tơ tằm là một trong những loại vải quý, có nguồn gốc tự nhiên, lụa tơ tằm thu đươc từ các sọi tơ (chủ yếu là từ tơ được nhả ra từ con tằm). Có rất nhiều loại tơ như tơ được nhả từ tằm ăn lá dâu, sắn (tơ sắn)…. nhưng chúng ta biết đến đa phần là tơ của tằm dâu.
Do có cấu trúc hình lăng trụ nên sợi tơ có thể phản xạ ánh sáng ở những góc khác nhau tạo nên sự lung linh cho những tấm vải lụa.
2. Quá trình tạo ra sợi tơ tằm
- Quy trình đầu tiên bắt đầu từ giai đoạn nuôi tằm.
Con tằm ưa thời thiết mát mẻ, bởi vậy nếu nhiệt độ nóng quá hay lạnh quá cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tằm và chất lượng tơ. Ban đầu thức ăn chính là lá dâu non, thái nhỏ, rắc lên trên nong tằm. Sau khi tắm phát triển đến một thời kì nhất định phù hợp để nhả tơ với chất lượng tốt nhất gọi là tằm đã chín. Lúc này tằm sẽ được đưa lên né để tằm nhả tơ.
- Khi tằm được đưa lên né sẽ bắt đầu công đoạn nhả tơ tạo thành kén quấn quanh cơ thể nó. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà kén tằm sẽ cho ra những sợi có tính chất khác nhau. Sau khi nhả hết tơ trong bụng tằm sẽ nằm im trong kén và hóa thành nhộng.
- Giai đoạn gỡ kén ươm tơ: Từ khi tằm chín lên né đến khoảng 5 - 7 ngày sẽ bắt đầu ươm tơ trong khoảng 5 ngày là phải ươm tơ hết các kén đã đóng. Tại đây kén được thả vào nồi nước sôi để đảo kén thành từng nhóm nổi lên mặt nước. Sau khi đảo kén sẽ mềm, lớp áo kén ngoài bong ra để tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ. Khoảng 10 sợi tơ sẽ được người thợ kéo rút chập lại với nhau tạo thành chỉ tơ.Chỉ tơ được cuộn vào các con suốt rồi sau đó cho chạy vào các guồng tơ tròn nằm bắc ngang trên nồi nước sôi để tạo thành các bó tơ sống và mang ra phơi nắng.
- Xe sợi dệt lụa: Từ sợi tơ tằm tùy theo chất lượng tơ mà sẽ có những tên gọi khác nhau. Tùy vào số lượng sợi xe sẽ tạo nên độ dày mỏng, cứng, mềm, óng... khác nhau của lụa. Kiểu dệt cổ truyền của Việt Nam là pha trộn các sợi ngang và dọc để tạo ra những mặt hàng khác nhau. Sau khi lên khung, người thợ sẽ quay tơ để cuộn lại vào suốt (suốt là ống cuốn chỉ nằm trong ruột con thoi để nhả tơ khi dệt)
Con thoi mang sợi ngang chạy qua khung sợi dần tạo thành các tấm lụa
- Nhuộm màu: Lụa mới dệt xong gọi là lụa mộc, lụa mộc sẽ được đem đi nhuộm tạo thành các tấm lụa hoàn chỉnh. Trước khi nhuộm màu lụa mộc chỉ có màu trắng ngà của tơ và vẫn còn cứng do còn chất keo. Lụa mộc được đem đi luộc bằng nước sôi để tan hết chất keo sau đó mới đem đi nhuộm để tạo thành những tấm lụa có màu sắc bắt mắt.
3. Ứng dụng của lụa tơ tằm.
Hiện nay lụa tơ tằm được ứng dụng rộng rãi đặc biệt trong ngành thời trang và là một trong những loại vải quý.
Lụa tơ tằm thường dùng để may những bộ áo dài, váy, đầm dạ hội tạo nên sự mềm mại và độc đáo và đẳng cấp.
CÔNG TY CỔ PHẦN ANTUS VIỆT NAM

Địa chỉ: Khu công nghiệp Phùng Xá, Xã Phùng Xá, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội
VPGD Hà Nội: Tầng 2A, toà A3, Thăng Long Garden, 250 Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 09678 191 90
Mail: info@antus.vn
VPGD Hồ Chí Minh: 53 Đặng Văn Ngữ, P.14, Q. Phú Nhuận, TP. HCM. 
Tel: 0908.118.255
Mail: saleshcm@antus.vn
Tags:,